Hệ thống lái xe nâng hàng

HỆ THỐNG LÁI XE NÂNG HÀNG LÀ GÌ?

Hệ thống lái xe nâng hàng là hệ thống có khả năng giúp cho xe nâng hàng có thể làm việc một cách chính xác, có thể tiến vào hoặc lui ra, rẽ trái hoặc rẽ phải  khi lấy hàng. Hệ thống lái xe nâng hàng được tính bắt đầu từ vô lăng lái kết nối với các thanh truyền chuyển động dẫn đến bánh lái giúp xe nâng hàng có thể di chuyển và hoạt động theo ý muốn người vận hành.

Hệ thống lái của xe nâng hàng gồm nhiều bộ phận phụ tùng kết nối với nhau như: vô lăng, trục vít lái, xy lanh lái, cầu lái… Nếu hệ thống lái của xe nâng hàng gặp phải vấn đề thì việc điều khiển xe của người lái xe không thể thực hiện hoặc các thao lái không thể chính xác  như mong muốn. Vì thế hệ thống lái của xe nâng hàng cần được kiểm tra bảo trì và bảo dưỡng đúng định kỳ mỗi tháng để phát hiện các sự cố hư hỏng, sửa chữa kịp thời và thay thế phụ tùng nếu cần.

Mời bạn cùng đọc thêm bài viết về Lợi ích của bảo dưỡng, bảo trì xe theo định kì nhé !

CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG LÁI XE NÂNG HÀNG:

Thoạt nhìn thì buồng lái của một chiếc xe nâng hàng trông rất đơn giản nhưng để giúp cho hoạt động của xe nâng được diễn ra chính xác như ý người vận hành thì hệ thống lái của xe nâng hàng phải được liên kết từ rất nhiều bộ phận nhỏ như:

-Hộp lái.

-Bạc thăng bằng.

-Trục vít lái.

-Ắc giàn lái.

-Bạc đạn đầu.

-Bàn tay lái giữa.

-Bộ bạc đạn ắc lái.

-Bộ phớt xi lanh trợ lực lái.

-Cam quay ắc lái.

-Cầu lái trước.

-Cầu lái sau.

-May ơ.

-Tắc kê may ơ.

-Phớt bánh.

-Rơ tuyn lái.

-Thanh lái.

-Xi lanh trợ lực lái.

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA VỚI HỆ THỐNG LÁI XE NÂNG HÀNG:

Cũng như bất kỳ một phương tiện máy móc nào khác, theo thời gian sử dụng thì các bộ phận của hệ thống lái xe nâng hàng cũng sẽ gặp các vấn đề hư hỏng, trong đó các bộ phận thường xảy ra hư hỏng nhất đó là:

-Tay lái: tay lái bị lệch hoặc bị mòn.             

-Trợ lực lái: bình chứa dầu, bơm trợ lực, hộp lái bị hư khiến người điều hành xe nâng sẽ cảm thấy khó khăn khi quay vô lăng.

-Van phân phối dầu: van phân phối dầu bị hư khiến bạn đánh tay lái sang trái hoặc sang phải đều cảm thấy rất nặng, không nhẹ nhàng như bình thường khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn, không như ý muốn.

-Ty ben lái bị hỏng.

-Khớp lái bị hỏng.

-Bạc đạn kim, bạc đạn chà: vai trò của bạc đạn kim và bạc đạn chà là giúp giảm ma sát của các thiết bị, hạn chế năng lượng bị thất thoát đi trong quá trình xe nâng hoạt động. Nếu bạc đạn của hệ thống lái xe nâng hàng bị hư sẽ không làm giảm được lượng ma sát, đồng thời năng lượng cũng bị tiêu hao nhiều hơn gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị trong hệ thống lái.

bạc đạn chà
bạc đạn chà xe nâng Toyota 8FD25

-Ắc lái: ắc lái hay còn gọi là ắc phi nhê bị gãy sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển hướng của hệ thống lái.

ắc dí bạc dí xe nâng

-Thước lái: thước lái bị hư sẽ khiến tay lái bị nặng hoặc bị “rơ”.

Thường thì trước khi xảy ra hư hỏng các bộ phận phụ tùng của hệ thống lái xe nâng hàng không có nhiều dấu hiệu cụ thể để bạn dễ dàng nhận biết. Điều bạn có thể  làm là lắng nghe những âm thanh quen thuộc của chiếc xe nâng hàng của mình. Bất kỳ một âm thanh lạ nào cũng có thể là dấu hiệu của một sự cố hư hỏng.

Thước lái xe nâng
Thước lái xe nâng TCM, Komatsu

Hãy báo ngay cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra khi bạn phát hiện ra một dấu hiệu bất thường ở xe nâng hàng của bạn trước khi sự cố hư hỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Và cuối cùng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, bạn nên tiến hành kiểm tra bảo dưỡng và bảo trì xe nâng hàng của bạn đúng định kỳ để kịp thời phát hiện ra những sự cố đang tiềm ẩn và khắc phục sớm.

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ CỐ CỦA HỆ THỐNG LÁI XE NÂNG HÀNG:

-Van áp suất lái bị hư: van áp suất của hệ thống lái xe nâng có chức năng chủ yếu là làm giảm áp suất đầu vào của các dòng lưu chất chẳng hạn như dầu cho đến khi nó đạt đến một thông số phù hợp nhất định. Nếu van áp suất lái bị hư như bị lỏng, bị lệch vị trí hoặc bị mòn khiến việc điều chỉnh áp suất đầu vào của dầu hoặc các lưu chất không tốt, khi lưu chất dồn về đột ngột sẽ làm vỡ đường ống dẫn lưu chất. Hãy thường xuyên kiểm tra bảo trì xe nâng hàng để tránh việc van áp suất lái bị hư khi xe đang hoạt động, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty bạn.

Bánh răng lái bị mòn: nếu bạn xoay vô lăng để chuyển hướng xe mà không nhận được phản ứng nào từ bánh xe thì rất nhiều khả năng là xe nâng hàng của bạn đang có vấn đề với bánh răng lái. Bánh răng lái sẽ bị hao mòn theo thời gian sử dụng vì thế thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe đúng định kỳ để phát hiện và thay thế kịp thời, nhất là khi bạn đang sử dụng xe nâng hàng đã qua sử dụng.

Mức chất lỏng lái thấp: các chất lỏng hay còn gọi là các lưu chất như dầu, nhớt…  được truyền đến từng bộ phận của hệ thống xe nâng nhằm làm giảm hiện tượng ma sát của các thiết bị khi hoạt động. Việc thiếu chất lỏng trong hệ thống lái sẽ làm mòn các bộ phận trong hệ thống lái. Để tránh trường hợp này thì bạn nên thường xuyên cho kiểm tra và bổ sung các lưu chất cho xe nâng của mình.

Bánh xe bị lệch: bánh xe bị lệch đa phần là do xi lanh lái có vấn đề hoặc van chuyển hướng của xe bị rò rỉ bên trong khiến bánh xe bị trôi đi và dẫn đến lệch trục. Việc bánh xe bị lệch sẽ gây ra những sự cố hư hỏng cho các bộ phận liên quan.

THƯỚC LÁI XE NÂNG HÀNG – NHỮNG DẤU HIỆU HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở THƯỚC LÁI XE NÂNG HÀNG:

1.Thước lái xe nâng hàng:

Thước lái xe nâng là một bộ phận của hệ thống lái xe nâng hàng, được thiết kế nhằm giúp xe nâng hàng có thể chuyển động theo ý muốn của người lái thông qua động tác xoay chuyển vô lăng.

Thước lái xe nâng hàng
Thước lái xe nâng hàng

2.Các dấu hiệu hư hỏng thường gặp ở thước lái xe nâng hàng:

Tay lái nặng:

Khi tay lái xe nâng bị nặng thì người lái xe rất khó để điều khiển xe theo ý muốn.  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp tay lái xe nâng hàng bị nặng nhưng đa phần đều xuất phát từ hệ thống thủy lực. Khi xe gặp trường hợp này thị trước tiên bạn cần kiểm tra xem nhớt thủy lực có còn đầy đủ không nhé! Việc thiếu nhớt thủy lực cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay lái xe nâng hàng của bạn bị nặng. Kể đến là bạn kiểm tra xem bộ phận lọc dầu thủy lực có bị tắc nghẽn không?

Bởi bộ phận lọc dầu thủy lực khi hoạt động lâu ngày sẽ bị bụi bẩn hoặc các mảng bám trong thùng bám vào lưới lọc làm tay lái xe nâng hàng bị nặng. Ngoài ra nếu áp suất bơm của bơm thủy lực xe nâng bị yếu cũng gây ra hiện tượng tay lái nặng. Bạn cần dùng đồng hồ đo áp suất để đo áp suất bơm xem có bị yếu không nhé!

Khắc phục nặng tay lái xe Shinko
Khắc phục nặng tay lái xe Shinko

Bạn cũng nên kiểm tra lại bót lái bởi bót lái là bộ phận điều khiển và chia nhớt tới các xy lanh thủy lực lái và nhờ lượng dầu này mà xy lanh thủy lực lái đẩy ty thước lái về một bên giúp bánh lái chuyển động theo ty thước lái. Nếu bót lái bị hư thì sẽ không điều khiển được lượng dầu chảy tới xy lanh và không thể đẩy ty thước lái theo ý muốn dẫn đến việc tay lái xe nâng hàng trở nên nặng nề.

Vành tay lái bị rơ:

Thông thường thì vành tay lái luôn cần có một độ rơ nhất định để giảm lực xóc tác động từ mặt đường truyền lên. Tuy nhiên khi độ rơ của vành tay lái xe nâng hàng cao hơn độ rơ cho phép (50mm đến 75mm) sẽ gây ra độ trễ lớn khi lái xe thao tác đánh lái, làm độ chính xác bị giảm, tính cơ động và phản ứng nhanh của vô lăng cũng bị giảm theo. Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do các khớp nối ở trục khớp cầu, khớp trung gian, trục các đăng lái bị mòn. Để khắc phục thì bạn nên báo cho bộ phận kỹ thuật điều chỉnh lại các bạc đạn lái.

Chảy dầu thước lái:

Đây là một sự cố vẫn thường xảy ra đối với các xe nâng hàng sử dụng hệ thống lái thủy lực. Nguyên nhân là do phớt của thước lái bị rách do quá trình sử dụng lâu ngày làm bụi bẩn bám vào gây hư hại phớt. Bạn cần báo bộ phận kỹ thuật đến kiểm tra và khắc phục sự cố nếu chẳng may xe nâng hàng gặp phải tình trạng này nhé!

Nhà cung cấp xe nâng điện uy tín và chất lượng:

Công ty được thành lập vào ngày 18/01/2018, là doanh nghiệp chuyên mua bán và cho thuê các loại xe nâng hàng đã qua sử dụng có xuất xứ từ Nhật Bản ,các loại phụ tùng xe nâng. Bên cạnh đó chúng tôi còn có dịch vụ sửa chữa và bảo trì các loại xe nâng điện với thế mạnh là sửa chữa các loại board mạch của dòng xe nâng điện.

Công ty chúng tôi với trụ sở chính được đặt tại Bình Dương, nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất và cũng là trung tâm kho vận của các tập đoàn lớn ở Việt Nam và thế giới. Nhà xưởng của công ty tọa lạc ở Quận Thủ Đức, trên trục đường Quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc giao thông, liên lạc.

Với quan niệm rằng:”Chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi đang bán niềm tin!” Chúng tôi luôn đặt NIỀM TIN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG lên yếu tố hàng đầu trong kinh doanh. Với định hướng kinh doanh này, chúng tôi mong nhận được nhiều sự hợp tác và hỗ trợ từ tất cả quý khách hàng gần xa.

Đến với chúng tôi, sẽ cung cấp cho các bạn dịch vụ cụ thể sau:

_Mua bán các loại xe nâng đã qua sử dụng nhập khẩu từ Nhật như: Komatsu; Toyota, TCM, Nichiyu, Shinko; Sumitomo, Linde...

_Mua bán các loại phụ tùng xe nâng: phụ tùng xe nâng Komatsu, phụ tùng xe nâng Toyota, phụ tùng xe nâng TCM, phụ tùng xe nâng Nichiyu, phụ tùng xe nâng Shinko, phụ tùng xe nâng Sumitomo, phụ tùng xe nâng Linde...

_Sửa chữa các loại xe nâng: sửa xe nâng điện Komatsu, sửa xe nâng điện Toyota, sửa xe nâng điện TCM, sửa xe nâng điện Nichiyu, sửa xe nâng điện Shinko, sửa xe nâng điện Sumitomo, sửa xe nâng điện Linde...

_Cho thuê các loại xe nâng: cho thuê xe nâng Komatsu, cho thuê xe nâng Toyota, cho thuê xe nâng TCM, cho thuê xe nâng Nichiyu, cho thuê xe nâng Shinko, cho thuê xe nâng Sumitomo, cho thuê xe nâng Linde...

Mọi nhu cầu, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Kho hàng: Số 856 quốc lộ 1A, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh *  Phòng kinh doanh:  0902 126 346 (zalo, line, whatsap) *  Phòng kỹ thuật – dịch vụ:  0908 557 122 (zalo) XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *