Ví dụ của một vị hòa thượng:
Vị hòa thượng viết lên giấy 4 phép tính: 1+1=2; 3+2=5; 5+5=10; 9+9=19
Ngay lập tức, các đệ tự rối rích lên:
- Thầy ơi, thầy tính sai một phép tính rồi.”
Vị hòa thượng mỉm cười, chậm rãi nói:
- Đúng vậy, mọi người đều thấy rất rõ ta đã làm sai 1 phép tính. Nhưng 3 phép tính đầu ta đã làm đúng, tại sao không ai khen ta mà chỉ nhìn vào phép tính ta làm sai.”
Đạo lý 100 – 1 = 0
Làm người cũng vậy, khi bạn đối xử tốt với ai đó 10 lần họ có thể sẽ chẳng nhớ. Nhưng chỉ cần bạn làm họ phật ý một lần thì họ sẽ nhớ rất lâu, phủ nhận tất cả công sức bạn đã làm cho họ.
Đó chính là đạo lý 100-1 = 0, mượn một phép tính nhìn vào tưởng như là vô lý, nhưng nó thể hiện được chuẩn xác cho cái gọi là vô ơn của một bộ phận trong xã hội.
Người xưa có câu: “Cho một bát gạo trở thành ân nhân, cho một bao gạo trở thành kẻ thù”. Có những người đã quen với việc được cho mà dễ dàng quên đi ân huệ.
Cho dù bạn sở hữu 100 cái tốt, nhưng chỉ cần 1 điều không tốt, nó sẽ là cái cớ để người khác xóa sạch mọi cố gắng nổ lực của bạn. Cho dù bạn dốc hết tâm huyết vì người khác, nhưng chỉ một việc không đúng bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.
Vì thế cần nhớ:
Làm người, ngốc nghếch không phải tật xấu, không giả dối là được;
Không thông minh cũng chẳng sao, không xấu xa là được;
Giàu nghèo không quan trọng, chỉ cần bạn biết cách cho đi.
Và quan trọng nhất là chúng ta phải biết cảm ơn những người đã giúp đỡ mình, không toan tính với chúng ta.
Các cuộc gặp gỡ và mối quan hệ trên đời này đều là có duyên mới được, một khi đã có duyên gặp gỡ hãy trân trọng và đối xử tử tế với nhau. Chỉ đơn giản vậy thôi bạn đã có thể xây dựng nên một tình cảm tuyệt vời giữa chúng ta.
St.