Trong công việc hay trong cuộc sống bạn vẫn thường gặp những lời khuyên nên làm và không nên làm một điều gì đó. Mỗi lời khuyên mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng tựu chung đều muốn cho công việc và cuộc sống của người được khuyên tốt đẹp hơn. Trong bài viết hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn 12 điều bạn nên làm để lái xe nâng điện an toàn. Đây không phải là quy định của nhà sản xuất, không bắt buộc tất cả các bạn lái xe nâng điện đều phải tuân theo. Đây chính là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết trong hơn 13 năm gắn bó với mảng xe nâng điện. Hôm nay xin mạn phép chia sẻ cùng các bạn.
Bạn thân mến!
Xe nâng điện đã không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta hiện nay, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất. Khi khối lượng hàng hóa nhiều cần đến một phương tiện vận chuyển thay thế sức người. Thì xe nâng hàng là một giải pháp tối ưu mà các doanh nghiệp nên lựa chọn. Đặc biệt trong các môi trường kho lạnh hoặc kho thực phẩm, thuốc men, thiết bị điện tử…
Những nơi cần độ an toàn về vệ sinh cao thì xe nâng điện là một lựa chọn hợp lý. Và người lái xe nâng điện không giống như những tài xế khác. Ngoài việc lái xe thì họ còn phải vận hành xe theo quy trình dỡ hàng – nâng hàng – hạ hàng. Vì thế việc cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc căn bản để bảo đảm an toàn. Để đảm bảo cho bản thân, hàng hóa và xe nâng điện là điều mà người lái xe nâng điện nên làm.
Sau đây là 12 lời khuyên nên làm để lái xe nâng điện an toàn. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Các bài viết liên quan: Sự quan trọng của việc bảo dưỡng, bảo trì xe nâng theo định kỳ;
1. Tuân thủ theo đúng quy định và các hướng dẫn kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra, để đảm bảo lái xe nâng điện an toàn
Tìm hiểu kỹ các hướng dẫn cũng như thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nên tuân thủ theo đúng quy định mà nhà sản xuất đưa ra. Xe nâng điện sẽ là người bạn đồng hành với bạn trong suốt quá trình làm việc. Vì thế việc tìm hiểu rõ “bạn đồng hành”, để cả hai có thể phối hợp nhịp nhàng trong công việc là điều hoàn toàn nên làm đúng không nào?. Bên cạnh đó việc tuân thủ các quy định của nhà sản xuất đưa ra sẽ giúp cho việc lái xe nâng điện an toàn hơn. Tuổi thọ của bạn đồng hành sẽ dài lâu hơn.
2. Kiểm tra bình ắc quy xe để đảm bảo lái xe nâng điện an toàn:
Bạn nên kiểm tra bình ắc quy xe trước khi tiến hành vận hành xe. Để đảm bảo lái xe nâng điện an toàn nhất có thể. Vì đây là thiết bị quan trọng nhất của xe nên bạn phải cực kỳ chú ý. Bạn cần phục hồi hoặc thay thế ắc quy trước khi sử dụng xe nếu thấy ắc quy có vấn đề nhé.
Việc kiểm tra ắc quy sẽ bao gồm các bước sau:
+Kiểm tra mức dung dịch ắc quy xe nâng trước và sau khi sạc bình. Nên châm thêm nước cất nếu thấy mực nước dưới vạch quy định.
+Chỉ được dùng nước cất để châm cho ắc quy khi cần bổ sung dung dịch. Tuyệt đối không được tự ý châm thêm axit vì nồng độ axit trong bình phải tuân theo quy định của nhà sản xuất. Nếu bạn tự ý châm thêm axit làm nồng độ axit trong bình tăng sẽ làm hư hại bình. Việc châm thêm axit nên để cho đội ngũ kỹ thuật viên làm bạn nhé!
+Khi dung lượng điện trong bình ắc quy còn 20% thì bạn nên sạc bình. Không nên để bình ở mức cạn kiệt dung lượng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ bình đấy ạ!
3. Cần nắm vững tải trọng tối đa của xe nâng điện để đảm bảo lái xe nâng điện an toàn:
Mỗi loại xe nâng điện ra đời đều được nhà sản xuất áp dụng một tải trọng nhất định. Ví dụ nói xe nâng điện ngồi lái này có trải trọng 2.5 tấn, có nghĩa là xe sẽ có khả năng nâng tối đa khối lượng hàng hóa là 2.500kg mà thôi. Nếu số lượng hàng vượt quá quy định sẽ gây ra những sự cố đáng tiếc như gãy càng nâng hoặc không thể nâng lên được.
4. Kiểm tra lại lốp xe trước khi vận hành để đảm bảo lái xe nâng điện an toàn:
Bạn cần kiểm tra lại áp suất của lốp xe nâng điện trước khi vận hành. Không nên để áp suất của lốp xe vượt quá áp suất tối đa ghi trên vỏ xe. Nếu bạn để áp suất của bánh xe quá lớn thì khi nâng hàng lốp xe có thể sẽ bị phá hủy. Gây mất an toàn cho lái xe, hàng hóa và những người xung quanh.
5. Kiểm tra càng xe nâng:
Để lái xe nâng điện an toàn bạn cần kiểm tra các chi tiết trên xe trước khi bắt đầu vận hành. Bạn cần kiểm tra xem trên bề mặt càng nâng có xuất hiện vết nứt nào hay không? Trường hợp nếu có vết nứt thì phải cho xe dừng làm việc và tiến hành sửa chữa ngay.Vì nếu càng nâng có vết nứt khi nâng hàng có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng cho người lái, hàng hóa và xe nâng.
Ngoài ra bạn cũng cần phải kiểm tra xem càng nâng thẳng hay bị cong vênh? Độ dài của hai càng nâng có đồng đều hay không? Nếu có những dấu hiệu bất thường thì bạn phải cho xe ngừng làm việc và báo bộ phận kỹ thuật kiểm tra xe ngay nhé!
6. Chỉ nâng hạ hàng hóa khi có người trên xe:
Người lái xe nên đứng ở vị trí lái trong suốt thời gian nâng hạ hàng hóa. Khi có việc cần rời khỏi ghế điều khiển xe thì người lái xe phải gài thắng, tắt động cơ và rút chìa khóa để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
7. Chỉ nâng hạ hàng hóa khi tình trạng hàng đã ổn định, tránh thắng gấp xe khi xe đang nâng hàng tải trọng nặng.
Để lái xe nâng điện an toàn, người lái xe cần xếp hàng hóa sát vào càng nâng và nghiêng càng nâng vào trong. Điều này giúp tránh làm hàng hóa bị rơi ra trong lúc di chuyển. Không nên thắng gấp xe nâng điện khi đang vận hành vì lực quán tính và trọng lượng xe lớn có thể làm đổ vỡ hàng hóa.
8. Quan sát kỹ xung quanh khi lái xe để lái xe nâng điện an toàn:
Cần phải quan sát kỹ chung quanh để lái xe nâng điện an toàn. Tránh va chạm, gây thiệt hại cho bản thân và hàng hóa, xe nâng điện. Ở những vị trí mà người lái xe nâng điện bị hạn chế tầm nhìn thì nên có người giám sát hướng dẫn.
9. Luôn đảm bảo hàng hóa nằm đúng vị trí trên pallet hoặc càng nâng:
Cần kiểm tra lại vị trí của hàng hóa trước khi vận hành. Phải bảo đảm rằng hàng hóa đang nằm ở vị trí đúng trên pallet hoặc càng nâng để tránh xảy ra sự cố khi đang di chuyển.
10. Khi di chuyển ở mặt đường trơn hoặc gồ ghề, phải lái xe chậm:
Vì xe nâng điện của bạn đang mang trên mình một tải trọng lớn nên khi xe phải vượt qua những đoạn đường trơn hoặc gồ ghề bạn cần phải giảm tốc để đảm bảo an toàn cho bản thân và hàng hóa cũng như xe nâng điện.
11. Khi xe không đảm bảo kỹ thuật, cần phải ngừng hoạt động ngay:
Việc vận hành một chiếc xe nâng điện không đảm bảo về mặt kỹ thuật sẽ có khả năng gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì thế dù có gấp đến thế nào thì bạn cũng cần phải cho xe ngưng hoạt động để sửa chữa. Chỉ vận hành xe khi xe đảm bảo an toàn bạn nhé!
12. Cần cất xe đúng nơi quy định. Cần bảo dưỡng xe đúng định kỳ để tăng tuổi thọ xe.
Trên đây là 12 điều nên làm để vận hành xe nâng điện an toàn. Cường hi vọng những chia sẻ trên của Cường sẽ thật sự hữu ích với các bạn.
VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỦA CHÚNG TÔI:
Với hơn 3 năm hoạt động và kinh nghiệm trong lĩnh vực xe nâng điện.
Với quan niệm rằng:”Chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi đang bán niềm tin!” Chúng tôi luôn đặt NIỀM TIN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG lên yếu tố hàng đầu trong kinh doanh. Với định hướng kinh doanh này, chúng tôi mong nhận được nhiều sự hợp tác và hỗ trợ từ tất cả quý khách hàng gần xa.
Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn dịch vụ cụ thể sau:
- Mua bán các loại xe nâng đã qua sử dụng nhập khẩu từ Nhật như: Komatsu; Toyota, TCM, Nichiyu, Shinko; Sumitomo, Linde…
- Mua bán các loại phụ tùng xe nâng: phụ tùng xe nâng Komatsu, Toyota, TCM, Nichiyu, Shinko, Sumitomo, Linde…
- Sửa chữa các loại xe nâng: sửa xe nâng điện Komatsu, Toyota, TCM, Nichiyu, Shinko, Sumitomo, Linde…
- Cho thuê các loại xe nâng: cho thuê các dòng xe nâng điện và xe nâng dầu.
Mọi nhu cầu, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Kho hàng: Số 856 quốc lộ 1A, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
* Phòng kinh doanh: 0902 126 346 (zalo, line, whatsap)
* Phòng kỹ thuật – dịch vụ: 0908 557 122 (zalo)
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!