NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU VÀ 20 LƯU Ý ĐỂ LÁI XE NÂNG ĐIỆN AN TOÀN

Xe nâng điện ngày nay đã trở thành phương tiện nâng hạ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Lái xe nâng điện vì thế cũng trở thành một nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi nhu cầu tuyển dụng khá cao. Công việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa  này luôn đòi hỏi tính an toàn rất cao. Bởi người lái xe không chỉ vận hành xe mà còn điều khiển thêm một tải trọng hàng lớn. Một sơ suất nhỏ có thể gây ra những ảnh hưởng lớn vô cùng nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân, tài sản của công ty và cả sự an nguy của những người cùng làm việc chung quanh.

Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn. Đặc biệt là các bạn mới bắt đầu gắn bó với nghề lái xe nâng hàng 20 kinh nghiệm thực tế giúp bạn có thể vận hành xe nâng một cách an toàn. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Các bài viết liên quan: 3 BƯỚC VẬN HÀNH XE NÂNG ĐIỆN AN TOÀN; 12 ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ LÁI XE NÂNG ĐIỆN AN TOÀN;

Lái xe nâng điện an toàn cho người mới
Lái xe nâng điện an toàn cho người mới

1.Nên tìm hiểu kỹ về loại xe bạn chuẩn bị lái trước khi bắt đầu vận hành xe:

Xe nâng hàng sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian làm việc. Vì thế hiểu rõ bạn đồng hành trước khi bắt tay vào việc là việc làm không hề thừa thãi. Bạn cần biết xe bạn chuẩn bị lái thuộc loại xe nâng hàng nào? Tải trọng nâng tối đa của xe là bao nhiêu? Xe có bị hư hỏng gì hay không? Hạn kiểm định của xe còn hạn hay không? Không chỉ tìm hiểu qua lời của chủ sở hữu xe nâng mà nên quan sát và kiểm tra tận mắt bạn nhé!

Chẳng hạn như khi bạn quan sát phát hiện lốp xe nâng đã mòn hoặc càng nâng có vết nứt, gãy. Thì phải nhanh chóng báo cho người chịu trách nhiệm thay thế và sửa chữa. Nếu bạn không phát hiện, lỗi trên của xe nâng có thể gây ra những sự cố đáng tiếc trong lúc vận hành. Và bạn là người bị ảnh hưởng đầu tiên.

2.Nên mặc đồ bảo hộ lao động đúng theo quy định:

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những quy định riêng của nó. Tựu chung thì các quy định được đưa ra là để bảo đảm an toàn cho cá nhân người lao động và tài sản của công ty. Khi bạn lái xe thì phương tiện xe chính là người bạn đồng hành cùng bạn. Vì vậy trước khi bước vào buồng lái để vận hành xe bạn phải đảm bảo rằng bạn và người bạn đồng hành đều ở trạng thái sẵn sàng tốt nhất. Bằng cách tiến hành kiểm tra lại trang bị bảo hộ lao động của cá nhân bạn cùng toàn bộ xe nâng, bạn nhé!

Việc trang bị đồ bảo hộ lao động sẽ bảo vệ sự an toàn cho bạn, cụ thể như sau:

_Việc mang giày bảo hộ đủ cứng như giày ống thép sẽ  giúp giảm thiểu khả năng chấn thương chân. Khi bị 1 vật nặng đè lên hoặc các vật sắc nhọn có thể gặp trong quá trình làm việc.

_Việc đội mũ bảo hiểm trong khi lái xe sẽ đề phòng được rủi ro. Khi có vật nặng từ trên cao rơi xuống trong quá trình làm việc. Mũ bảo hiểm của người vận hành xe nâng điện phải ghi rõ họ và tên, mã số nhân viên.

_Việc mặc áo bảo hộ phản quang vào đêm và ngày sẽ giúp các công nhân làm việc xung quanh nhìn thấy rõ bạn giữa rất nhiều hàng hóa và pallet trong kho. Tránh được các khả năng có thể dẫn tới va chạm. Đồng thời áo phản quang sẽ phát sáng, giúp chính bạn nhìn thấy rõ sự vật khi ra vào xe nâng điện Đặc biệt là khi làm việc vào ban đêm.

_Việc trang bị găng tay bảo vệ sẽ giúp bạn tránh được các vết dầu nhớt trên xe nâng dính vào tay bạn sau khi bảo trì. Tay ướt có thể làm trơn khiến bạn khó kiểm soát khi vận hành xe nâng. Găng tay bảo vệ giúp bạn không bị dính phải các vết dầu nhớt này và cả những hóa chất nguy hiểm. Có khả năng làm hư hại tay bạn nữa đó nhé!

3.Nên kiểm tra xem xe nâng hàng bạn sắp lái có được trang bị đầy đủ các chi tiết cần thiết ở bộ phận buồng lái không?

_Kiểm tra kỹ đèn signal, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo và hệ thống thắng tay, thắng chân xem có hoạt động tốt không.

_Kiểm tra lại đai an toàn và ghế ngồi an toàn.

_Nắm rõ tải trọng nâng tối đa của xe nâng điện bạn sắp lái và bảng tải trọng nâng ở các tâm tải khác nhau.

_Kiểm tra lại bánh xe xem có đầy hơi không?

_Kiểm tra lại càng nâng của xe nâng điện xem có bị cong, vênh không?

Tất cả những bước kiểm tra này đều nhằm giúp bạn kịp thời phát hiện và báo cho bộ phận liên quan sửa chữa hoặc thay thế. Tránh được những sự cố đáng tiếc trong quá trình vận hành xe.

4.Nên kiểm tra tải cho xe nâng trước khi bắt đầu nâng hàng thực sự:

Bạn cho càng xe nâng cao lên hết, xy lanh nghiêng khung nghiêng xa hết mức về phía trước để kiểm tra dầu thủy lực trong bình còn đủ hay không? Nếu các xy lanh được đẩy lên hết hoặc ra xa được hết thì dầu trong thùng đã đủ. Và ngược lại thì có nghĩa là dầu thủy lực trong bình còn thiếu cần phải bổ sung thêm.

Ngoài việc nắm được lượng dầu thủy lực trong bình thì việc kiểm tra không tải như nâng và hạ càng nâng sẽ giúp bạn biết được các pitton nâng có bị ra dầu hay không? Nếu pitton nâng bị ra dầu thì bạn cần phải báo kỹ thuật xử lý vì lượng dầu chảy ra có thể làm hư hỏng hàng hóa bạn cần nâng.

5.Nếu bạn chưa nắm rõ tải trọng của khối hàng và xe nâng hàng trước khi nâng thì nên làm theo cách sau:

Nắm rõ trọng lượng của khối hàng trước khi nâng là việc làm cần thiết. Nhưng nếu lỡ như bạn không biết rõ khối hàng nặng bao nhiêu thì bạn nên nâng từ từ khối hàng lên, cách mặt đất 1 gang tay (khoảng 20cm). Nếu kệ hàng quá nặng khiến xe nâng bị mất thăng bằng thì với khoảng cách thấp như thế cũng không gây ra thiệt hại cho hàng hóa. Bản thân bạn cũng ít có khả năng bị thương.

Khi nâng khối hàng lên khoảng 1 gang tay, bạn thấy vẫn an toàn thì cũng chưa nên nâng tiếp. Hãy tạm thời tắt máy, khóa phanh tay lại và để ở nguyên vị trí như vậy khoảng 5 đến 10 phút. Làm như vậy để kiểm tra xem các phanh nâng có đủ khả năng giữ được hàng hay không rồi hãy tiếp tục nhé!

Nếu đã qua thời gian trên mà phanh nâng vẫn hoạt động tốt thì bạn hãy nâng hàng lên cao hơn một chút. Nâng cao khoảng 50cm rồi thả mạnh xuống khoảng 20cm sau đó phanh lại để kiểm tra xem có bị tuột hàng không? Nếu với cả 3 cách kiểm tra trên mà xe đều nâng ổn thì bạn có thể yên tâm làm việc rồi đó!

6.Nên cho khối hàng cách mặt đất 20cm đến 30cm và nghiêng hàng về phía sau khi di chuyển:

Khi bạn và xe nâng của bạn đang ở tình trạng di chuyển thì nên cho khối hàng cách mặt đất 20cm đến 30cm thôi nhé! Và nhớ hãy nghiêng khối hàng về phía sau khi lái.

7.Nên quan sát kỹ chung quanh khi vận hành xe:

Bạn nên tuân thủ đúng quy định của công trình hoặc kho nơi bạn đang làm việc. Chỉ nên đi theo đúng con đường được chỉ định cho xe nâng đi. Bạn cần tuân theo các biển báo của công trường. Đặc biệt là các biển báo cho phép tải trọng sàn tối đa và chiều cao tĩnh. Cẩn thận ở các đoạn dốc, lưu ý lái chậm ở các đoạn đường trơn, dốc hoặc gồ ghề. Nên có người hướng dẫn giúp bạn khi tầm nhìn của bạn bị hạn chế.

8.Nên sắp xếp khối hàng nằm đúng vị trí trên càng nâng và được phân bố đều:

Phải đảm bảo rằng khối hàng nằm đúng vị trí trên càng nâng và được phân bố đều nhé bạn. Nên để khối hàng nằm ngang trên cả hai càng nâng. Các kiện hàng được xếp không ngay ngắn và không chắc chắn sẽ rất nguy hiểm cho bạn cùng các công nhân làm việc xung quanh.

9.Nên giảm tốc và sử dụng thắng xe khi xuống dốc:

Khi xe đang chở hàng mà xuống dốc thì nhớ là phải di chuyển lùi. Khi không chở tải nặng trong lúc xe xuống dốc phải cho xe di chuyển tiến về phía trước. Khi xe lên dốc có tải thì cho xe chạy tiến, không có tải thì cho xe chạy lùi.

10.Nên cho xe dừng hẳn thì mới rời khỏi xe:

Cho xe dừng hẳn hoàn toàn thì lái xe mới rời khỏi xe nâng. Đảm bảo cần điều khiển của xe đang di chuyển đến vị trí số 0.

11.Không nên thắng gấp khi xe đang tải hàng nặng:

Tránh thắng gấp khi xe đang chở hàng, bởi  lực quán tính của vận tốc xe cùng trọng lượng hàng. Có thể làm đổ vỡ hàng hóa trên xe, gây mất an toàn.

12.Không nên nâng hàng quá tải trọng quy định của xe nâng:

Không nên nâng hàng quá tải trọng của xe, sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe nâng điện.

13.Không nên hạ càng nâng khi xe nâng đang chạy nhanh.

14.Không nên cho những người không liên quan lên xuống xe nâng hàng khi xe đang làm việc:

Không cho những người không liên quan lên xuống xe nâng trong lúc đang di chuyển. Có thể gây nguy hiểm cho người đó và hàng hóa.

15.Không đậu xe trên bề mặt dốc:

Không nên đậu xe trên bề mặt dốc vì xe nâng có thể bị tuột gây nguy hiểm cho người và tài sản.

16.Không đậu xe ở vị trí che lối thoát và các phương tiện chữa cháy.

17.Không nên đứng ở phía trước hay phía sau xe nâng khi xe đang trong quá trình làm việc.

18.Không đùa giỡn khi đang ở vị trí buồng lái.

19.Không nên để càng nâng hoặc mặt dưới pallet chạm sàn khi lên dốc.

20.Không được rời xe nâng khi chìa khóa ở vị trí “on”, dù động cơ đã ngưng hoạt động và khi bạn rút chìa khóa ra khỏi xe phải bật chìa khóa về vị trí “off”.

Lái xe nâng điện an toàn cho người mới
Lái xe nâng điện an toàn cho người mới

Nhà cung cấp xe nâng điện uy tín và chất lượng:

Công ty được thành lập vào ngày 18/01/2018, là doanh nghiệp chuyên mua bán và cho thuê các loại xe nâng hàng đã qua sử dụng có xuất xứ từ Nhật Bản ,các loại phụ tùng xe nâng. Bên cạnh đó chúng tôi còn có dịch vụ sửa chữa và bảo trì các loại xe nâng điện với thế mạnh là sửa chữa các loại board mạch của dòng xe nâng điện.

Công ty chúng tôi với trụ sở chính được đặt tại Bình Dương, nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất và cũng là trung tâm kho vận của các tập đoàn lớn ở Việt Nam và thế giới. Nhà xưởng của công ty tọa lạc ở Quận Thủ Đức, trên trục đường Quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc giao thông, liên lạc.

Với quan niệm rằng:”Chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi đang bán niềm tin!” Chúng tôi luôn đặt NIỀM TIN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG lên yếu tố hàng đầu trong kinh doanh. Với định hướng kinh doanh này, chúng tôi mong nhận được nhiều sự hợp tác và hỗ trợ từ tất cả quý khách hàng gần xa.

Đến với chúng tôi, sẽ cung cấp cho các bạn dịch vụ cụ thể sau:

_Mua bán các loại xe nâng đã qua sử dụng nhập khẩu từ Nhật như: Komatsu; Toyota, TCM, Nichiyu, Shinko; Sumitomo, Linde...

_Mua bán các loại phụ tùng xe nâng: phụ tùng xe nâng Komatsu, phụ tùng xe nâng Toyota, phụ tùng xe nâng TCM, phụ tùng xe nâng Nichiyu, phụ tùng xe nâng Shinko, phụ tùng xe nâng Sumitomo, phụ tùng xe nâng Linde...

_Sửa chữa các loại xe nâng: sửa xe nâng điện Komatsu, sửa xe nâng điện Toyota, sửa xe nâng điện TCM, sửa xe nâng điện Nichiyu, sửa xe nâng điện Shinko, sửa xe nâng điện Sumitomo, sửa xe nâng điện Linde...

_Cho thuê các loại xe nâng: cho thuê xe nâng Komatsu, cho thuê xe nâng Toyota, cho thuê xe nâng TCM, cho thuê xe nâng Nichiyu, cho thuê xe nâng Shinko, cho thuê xe nâng Sumitomo, cho thuê xe nâng Linde...

Mọi nhu cầu, xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Kho hàng: Số 856 quốc lộ 1A, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh *  Phòng kinh doanh:  0902 126 346 (zalo, line, whatsap) *  Phòng kỹ thuật – dịch vụ:  0908 557 122 (zalo) XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *