Mỗi công việc và nghề nghiệp đều có những khó khăn riêng, áp lực riêng của nó và nghề lái xe nâng hàng cũng vậy. Một trong những khó khăn lớn nhất của các bác tài nói chung và các lái xe nâng hàng nói riêng đó chính là việc phải ngồi quá lâu sau vô lăng. Lái xe liên tục nhiều giờ, nhiều ngày trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như béo phì, thoái hóa đốt sống, đau mỏi vai gáy… Đây đều là những căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của người lái xe nâng hàng.
Vậy làm thế nào để các tài xế xe nâng giảm thiểu được nguy cơ mắc phải những chứng bệnh nghề nghiệp này là chủ đề mà chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng theo dõi nhé!
Đầu tiên chúng tôi xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua công việc của một người lái xe nâng hàng để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp của họ cũng như những khó khăn mà họ có thể đối diện.
I – NGHỀ LÁI XE NÂNG HÀNG:
Để hiểu hơn về công việc của một người tài xế lái xe nâng hàng. Trong phần đầu tiên này của bài viết chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn nhiệm vụ và công việc của một người lái xe nâng hàng khi bắt đầu công việc.
1.Công việc của một người lái xe nâng hàng:
Công việc chính của người lái xe nâng hàng là dùng xe nâng để nâng hạ và di chuyển một khối lượng hàng hóa nhất định từ vị trí này sang vị trí khác. Chẳng hạn như từ kho hàng ra xe tải hoặc từ kho hàng lên container… Ngoài việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa thì người tài xế còn phải phối hợp với các nhân viên ở bộ phận kho kiểm tra hàng hóa trước khi lên xe và đảm bảo hàng được bàn giao đầy đủ theo đơn hàng. Người tài xế còn phải đảm bảo công việc nâng hạ được vận hành trơn tru và nhanh chóng để đảm bảo được tiến độ xuất nhập kho của công ty.
Bên cạnh đó lái xe nâng hàng còn cần phải biết sắp xếp kho bãi. Bảo đảm hàng hóa trong kho được để đúng nơi quy định.
2.Nhiệm vụ mỗi ngày của người lái xe nâng hàng trước khi bắt tay vào công việc vận hành xe nâng:
Trước khi bắt tay vào công việc vận hành xe nâng, người lái xe nâng hàng phải thực hiện các công việc sau. Để đảm bảo việc vận hành xe nâng và di chuyển hàng hóa được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
–Kiểm tra xe nâng hàng mỗi ngày trước khi hoạt động xem tình trạng của xe có tốt không?
Trước khi vận hành xe nâng người lái xe cần kiểm tra lại tình trạng của xe xem xe có đang ở trạng thái hoạt động tốt nhất không? Kết quả kiểm tra xe nâng hàng sẽ được ghi trong biên bản nhật ký mỗi ngày để người chủ quản công ty nắm được tình trạng hoạt động của xe. Việc kiểm tra xe định kỳ mỗi ngày hoặc mỗi khi bắt đầu ca làm việc. Giúp kịp thời phát hiện những sự cố hỏng hóc của xe nâng và báo cho đơn vị kỹ thuật liên quan sửa chữa.
–Sạc pin đầy đủ cho xe nâng hàng trước khi bắt đầu làm việc:
Để việc vận hành xe được diễn ra trơn tru trong suốt ca làm việc thì người lái xe phải đảm bảo rằng xe nâng điện đã được sạc điện đầy đủ trước khi bắt đầu ca làm việc. Dung lượng điện năng được sạc ít nhất phải bằng ¾ tải nâng của xe. Trọng lượng hàng hóa càng nặng thì năng lượng tiêu hao càng nhiều.
–Kiểm tra chất lượng hoạt động từng bộ phận của xe nâng:
Người lái xe nâng hàng cần kiểm tra chất lượng hoạt động của từng bộ phận xe nâng trước khi bắt đầu công việc vận hành xe. Các bộ phận nên kiểm tra gồm có: kèn xe, bộ phận lái, thắng xe, bộ thủy lực, đòn bẩy xe, kèn cảnh báo, đèn dự phòng… Khi các bộ phận đều hoạt động bình thường thì người lái xe nâng mới bắt đầu công việc vận hành xe.
–Kiểm tra ghế lái và các bộ phận cảm biến:
Ở mỗi ghế ngồi của lái xe nâng hàng đều có trang bị bộ phận cảm biến an toàn. Bộ phận này đảm bảo rằng người lái xe chỉ có thể vận hành xe khi đang ở vị trí ngồi trên ghế lái. Khi người lái rời khỏi ghế thì không thể điều khiển xe nâng hàng được. Người lái xe nâng hàng cần đảm bảo rằng bộ phận cảm biến của ghế lái hoạt động bình thường trước khi vận hành .Nếu bộ phận này bị hư, xe nâng hoạt động ngay cả khi không có người lái ngồi trên xe sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
–Kiểm tra tải trọng xe và các pallet:
Đây là hai bộ phận quan trọng của xe nâng hàng. Trước khi cho xe vận hành thì người lái xe nâng hàng cần kiểm tra lại tải xe và các pallet xem có bị hư hỏng gì không. Hãy đảm bảo rằng các bộ phận này đang ở tình trạng hoạt động tốt nhất trước khi hoạt động nhé! Nếu phát hiện ra pallet bị hư hỏng thì bạn nên nhanh chóng thay thế. Đảm bảo rằng chiều cao của pallet không làm hạn chế tầm nhìn của bác tài khi lái xe.
–Kiểm tra bộ phận thủy lực:
Bộ phận điều khiển thủy lực gồm có đòn bẩy thủy lực ngang, nâng và nghiêng. Hãy đảm bảo rằng các bộ phận này hoạt động tốt để tránh trường hợp bị mắc kẹt tải trọng khi nâng lên cao.
II – NHỮNG CĂN BỆNH CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI NGỒI QUÁ LÂU TRÊN GHẾ LÁI XE NÂNG HÀNG:
Mặc dù công việc lái xe nâng hàng mang lại thu nhập tốt và công việc ổn định cho người lái xe. Nhưng việc ngồi quá lâu trên ghế xe nâng có thể mang đến những nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là những căn bệnh nghề nghiệp mà người lái xe nâng hàng có thể mắc phải khi ngồi quá lâu trên ghế lái:
1.Thoái hóa cột sống:
Thoái hóa đốt sống cổ và hông là căn bệnh thường gặp nhất ở các lái xe nâng hàng khi phải ngồi quá lâu ở một tư thế. Theo một nghiên cứu thì cứ 4 người lái xe nâng hàng sẽ có 1 người bị mắc căn bệnh thoái hóa cột sống. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do người lái xe nâng hàng phải ngồi quá lâu trên ghế trong nhiều giờ liên tục làm lưng, cổ và hông của họ bị một áp lực lớn, lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa. Triệu chứng của căn bệnh này là người bị bệnh sẽ cảm thấy mỏi cổ, tê tay và vai. Cảm giác tê và mỏi này dần về sau sẽ lan dần xuống hông và lưng bên dưới gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.
2.Bệnh trĩ:
Theo một thống kê thì có đến 50% dân số ở Việt Nam chúng ta bị mắc căn bệnh trĩ, trong đó thì lực lượng các bác tài chiếm một phần lớn. Một trong những lý do dẫn đến căn bệnh này là việc ít vận động. Việc ngồi trên xe suốt 8 giờ làm việc, thậm chí thời gian nghỉ ngơi cũng không rời khỏi ghế sẽ dẫn đến căn bệnh phổ biến này.
3.Đau mỏi vai gáy:
Đầu, cổ và vai là ba bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp khi người lái xe nâng hàng làm việc. Đa phần các lái xe nâng hàng đều từng có những dấu hiệu phổ biến như đau mỏi vai và gáy, tê tay… Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ dẫn đến các căn bệnh như đau dây thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống… Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
4.Béo phì:
Việc ít vận động có thể dẫn đến căn bệnh béo phì. Ngoài ra làm việc liên tục suốt 8 tiếng đôi khi còn tăng ca khiến người lái xe nâng thường không có chế độ ăn uống hợp lý và điều độ. Do phải làm việc nhiều giờ nên họ thường xuyên sử dụng những thức uống có chất kích thích như cà phê để tỉnh táo và thức ăn nhanh để tiết tiệm thời gian. Những hành động trên là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì thường gặp ở người lái xe nâng hàng.
5.Thị lực kém:
Việc tập trung quan sát để làm việc trong suốt nhiều giờ liền sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực của người lái xe nâng hàng. Thậm chí ở những môi trường có nhiều khói bụi sẽ gân ra những căn bệnh về mắt như viêm giác mạc, đau mắt…
III – LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ MẮC BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO TÀI XẾ LÁI XE NÂNG HÀNG?
Lao động là yếu tố tất yếu không thể thiếu của con người chúng ta. Vì thế không thể vì những căn bệnh nghề nghiệp chúng tôi vừa kể trên mà người lái xe nâng hàng từ bỏ công việc của họ. Vấn đề là họ nên làm thế nào để giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là những biện pháp giúp các tài xế xe nâng hàng có thể giảm thiếu được nguy cơ mắc bệnh khi phải ngồi làm việc quá lâu. Mời bạn cùng theo dõi tiếp nhé!
1.Giảm thời gian ngồi liên tục trên xe:
Giảm thiểu thời gian làm việc để giảm thời gian ngồi lâu liên tục là một trong những giải pháp giúp tránh nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên với khối lượng công việc dồn dập, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng sắp xếp thời gian làm việc hợp lý cho lái xe. Vì vậy người lái xe nên tự tranh thủ thời gian nghỉ giữa giờ và rời khỏi ghế lái, bước ra ngoài vận động tay chân. Ngay cả khi còn ngồi trên buồng lái, bạn cũng nên tranh thủ thời gian để co duỗi tay chân bất kỳ lúc nào có thể. Việc bạn thường xuyên thay đổi tư thế và tranh thủ vận động sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ thoái hóa đốt sống, trĩ và đau mỏi vai gáy.
2.Cải thiện chỗ ngồi ở vị trí buồng lái:
Hiện nay đa phần ghế dành cho lái xe nâng đều được thiết kế chức năng giảm xóc và có độ đàn hồi cao giúp hạn chế khả năng tổn thương lưng của người lái xe. Tuy nhiên theo thời gian thì lò xo của ghế ngồi lái cũng có thể bị hư hỏng. Vì thế bạn nên lưu ý, nếu ghế ngồi ở buồng lái không có độ đàn hồi tốt thì bạn nên đề nghị công ty chủ quản thay thế ghế mới để đảm bảo sức khỏe cho cá nhân đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc. Việc cải thiện chỗ ngồi nơi buồng lái sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ mắc bệnh trĩ và nhiều bệnh nghề nghiệp khác.
3.Hạn chế dùng chất kích thích và thức ăn nhanh:
Thời gian làm việc liên tục khiến bạn mệt mỏi nên thường dùng cà phê hoặc các loại nước uống tăng lực để giúp tỉnh táo mà quên đi nước uống tinh khiết. Đồng thời quỹ thời gian hạn hẹp cũng khiến bạn quên đi một bữa ăn đủ chất mà thường xuyên lạm dụng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Hai việc này diễn ra thường xuyên sẽ là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì thì bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau giờ làm việc để tinh thần luôn sảng khoái, uống nhiều nước lọc thay vì cà phê và nước uống tăng lực, ăn những bữa ăn có đầy đủ chất xơ và đạm.
4.Trang bị dụng cụ bảo hộ mắt:
Tập trung làm việc liên tục nhiều giờ sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi. Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sao giờ làm việc để giúp tinh thần luôn sảng khoái. Nên dùng dụng cụ bảo hộ mắt và hạn chế dùng chất kích thích.
5.Thường xuyên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng trong giờ nghỉ giải lao:
Đặc thù của công việc lái xe chúng ta là phải ngồi lâu vì thế bạn nên tranh thủ giờ giải lao để luyện những bài tập nhẹ nhàng giúp vận động xương khớp, tránh được các nguy cơ bệnh tật.
Ông bà ta vẫn thường bảo: ”Sức khỏe là vàng!”. Chỉ cần có sức khỏe bạn có thể làm được tất cả. Vì thế bạn và tôi nên trân quý từng phút giây hiện tại khi có thể. Chúng tôi xin chúc các bạn, đặc biệt là các bạn tài xế một sức khỏe dồi dào, một công việc như ý!
Mọi nhu cầu về xe nâng hàng và xe nâng điện xin hãy liên hệ với chúng tôi tại:
Kho hàng: Số 856 quốc lộ 1A, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
* Phòng kinh doanh: 0961 578 945 (zalo, line, whatsap)
* Phòng kỹ thuật – dịch vụ: 0908 557 122 (zalo)
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!